Công dân toàn cầu| Cong dan toan cau: tháng 8 2013
đồng hồ online - đồng hồ thời trang nữ - Shop đồng hồ nữ - Đồng hồ nam giá rẻ - dong ho nam day da - đào tạo seo - Đào tạo seo

Anh văn thiếu nhi - Nói đến việc dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà, hầu hết mọi người đang theo 1 công thức chung.

I Can Read giúp trẻ học tiếng Anh tốt hơn
Nói đến việc dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà, hầu hết mọi người đang theo 1 công thức chung, đó là bắt đầu bằng việc cho trẻ học bảng chữ cái qua giai điệu bài hát a, b, c, d, e, f, g đã hết sức quen thuộc. Tiếp đến là cho trẻ học số đếm và cho trẻ xem những thẻ hình các từ có hình minh họa và chữ viết để trẻ nhìn và học thuộc... Tuy vậy, đã bao giờ chúng ta tự hỏi liệu phương pháp này có giúp ích gì các bé trong quá trình học tiếng Anh trong tương lai hay không? Ở các nước trên thế giới trẻ em được dạy tiếng Anh theo phương pháp nào?
Ông Simon Andrews - Giám đốc điều hành hệ thống Anh ngữ nổi tiếng thế giới “I Can Read” tại Việt Nam chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm, phương pháp dạy tiếng Anh tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
Thưa ông Simon Andrews, trước đây ông có từng dạy trẻ bắt đầu bằng bài hát “ầy, bi, xi, đi…”?
- Tôi xin chia sẻ với các bạn một thông tin” Bảng chữ cái mà bạn dạy các bé qua bài hát “ầy, bì xi, đi…” gần như không có bất cứ một tác dụng gì. Các bạn có thể rất ngạc nhiên nhưng điều này khá logic. Bất cứ người học tiếng Anh nào cũng có thể nhận ra những ầy, bì xi, đi... không giúp phải là cách các chữ cái được phát âm trong từ. Điều này có thể được giải thích như sau: ầy, bì xi, đi... là tên gọi của các chữ cái đó, nhưng không phải là âm của chữ trong từ.”
Học viên nhí được giảng dạy tận tình tại I Can Read
Vậy việc phân biệt sự giống và khác nhau đó có giúp gì nhiều cho người Việt học tiếng Anh, thưa ông?
- Sau một thời gian học tiếng Việt, tôi phát hiện: Hóa ra âm của các chữ cái trong tiếng Anh gần giống tiếng Việt. Chỉ có một số khác biệt nho nhỏ, ví dụ “a” trong tiếng anh đọc là “e” trong apple; “u” đọc gần giống a hoặc ă trong tiếng Việt như trong từ umbrella, x đọc là ks như trong box và một số âm không có trong tiếng việt như y, w, z.
Ở “I Can Read”, chúng tôi hoàn toàn không dạy trẻ tên gọi của các chữ cái mà chỉ dạy âm của các chữ cái (phương pháp phonics). Điều thú vị là chỉ cần học thuộc các âm này vốn rất gần với các âm tiếng Việt là trẻ đã có thể đọc được rất nhiều từ đơn giản trong tiếng anh. Ví dụ CAT (đọc là K,E,T kétờ), DOG (đ, o, g đóc gờ), BUS (B,A,S bát xờ)... cùng với quy luật đó.
Khi nắm vững kiến thức rất cơ bản này, trẻ sẽ không bị rối loạn khi đến trường cùng một từ nhưng mỗi cô giáo đọc một kiểu khác nhau do học từ những người khác nhau. Hơn thế nữa, trẻ còn khắc phục được nhược điểm của người Việt khi phát âm tiếng Anh là hay quên phát âm tiếng cuối cùng (âm t trong từ cat, g trong dog, s trong bus...).
Theo ông, việc dùng các thẻ hình sẽ giúp ích cho trẻ em học tiếng Anh tốt hơn không?
- Câu trả lời là cả có và không. Thẻ hình là một phương tiện học rất tốt bởi vì con người tiếp nhận và xử lý thông tin thông qua các hình ảnh. Khi sử dụng các thẻ hình này, phụ huynh chú ý là chỉ nên dùng 2-3 thẻ một lúc, sau khi trẻ nhớ được cả 3 từ thì mới chuyển sang 3 từ khác. Một lưu ý khác là những từ trong thẻ hình nên là những thứ quen thuộc mà trẻ có cơ hội tiếp xúc như ông, bà, bố, mẹ, bàn, ghế, chó mèo. Sẽ là vô ích nếu chúng ta dạy trẻ những từ ngữ mà chúng không bao giờ có điều kiện tiếp xúc ở đời thực như khủng long hoặc người máy, siêu nhân.
Bé xung phong phát biểu ý kiến tại I Can Read
Ở trường hợp ngược lại, thẻ hình có thể gây ra những tiêu cực nào?
- Một điều rất nguy hiểm đối với những thẻ hình bán ở ngoài thị trường, đó là hầu hết các thẻ hình đều có chữ đi kèm. Điều bất cập thứ nhất, thẻ hình có kèm chữ vô tình dạy trẻ đọc, viết nghe cùng một lúc và là một phương pháp thiếu tự nhiên và phản khoa học để học 1 ngôn ngữ. Chúng ta bắt đầu học tiếng mẹ đẻ bằng việc nghe các từ, gắn các từ đó với hình ảnh các thứ xung quanh ta và nói tức là sử dụng các từ đó. Chỉ sau khi có một sự thành thạo nhất định trong việc nói và nghe thì chúng ta mới bắt đầu học đọc và viết, vốn là biểu hiện cao cấp của ngôn ngữ và đòi hỏi người học phải có một trình độ và lứa tuổi nhất định. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng đây không chỉ là cách học ngôn ngữ hiệu quả nhất đối với không chỉ ngôn ngữ mẹ đẻ mà cả khi bạn học ngôn ngữ thứ 2, thứ 3, thứ n.
Bất cập thứ 2 trong việc dạy trẻ bằng thẻ hình có chữ là việc khuyến khích việc học tập dựa hoàn toàn vào trí nhớ. Ngoài việc nhớ cách phát âm và ý nghĩa, trẻ sẽ phải nhớ thêm cách viết của một từ vốn vô cùng phức tạp đặc biệt đối với trẻ chưa học chữ bao giờ. Trí nhớ ở trẻ nhỏ sẽ bị lấp đầy chỉ sau khoảng 20-30 từ. Những đứa trẻ sớm phát triển tư duy sẽ biết cách bỏ qua chữ để chỉ nhớ nghĩa và cách đọc. Những đứa trẻ khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Vậy ông có lời khuyên gì bổ ích dành cho các bậc phụ huynh khi dạy trẻ tiếng Anh tại nhà:
Đối với trẻ trước độ tuổi đi học, bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường tiếng Anh càng nhiều càng tốt: các bài hát tiếng anh, các chương trình truyền hình thiếu nhi bằng tiếng Anh và nếu có điều kiện, cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh ở những trung tâm dạy tiếng anh theo phương pháp phonics (đánh vần) có uy tín để trẻ có phát âm chuẩn ngay từ đầu.
Cảm ơn ông!

Học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp tiếng anh và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học tốt tiếng anh hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh.


1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Học cách ghi nhớ
Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh
Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

5. Hãy nối mạng
Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.
Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

6. Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv…

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv…

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

7. Bạn hãy phấn khích lên
Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.
Sưu tầm

Công dân toàn cầu - Có một câu nói của Marx thường được nhiều người trích dẫn: "Tất cả những cái gì thuộc về con người đều không xa lạ đối với tôi". Thực tế, trong cuộc sống, số những con người tầm cỡ như vậy đâu có nhiều? Và, trong số hiếm hoi những người mà "Tất cả những cái gì thuộc về con người đều không xa lạ" đối với họ, tôi nghĩ tới Rabindranath Tagore (1861-1941).

Không chỉ là một nhà thơ lớn, ông còn là một nhà văn xuất sắc, một nhà tư tưởng uyên thâm, một họa sĩ, nhạc sĩ tài hoa (tác giả của ca khúc "Chúa là linh hồn của chúng sinh" hiện được dùng làm Quốc ca của Ấn Độ). Ảnh hưởng của Tagore vượt xa ngoài biên giới quê hương, dù ông sinh ra ở một đất nước có diện tích lớn và dân số đông. Đúng như nhận xét của ông Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam trong lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh, 70 năm ngày mất của Tagore (tổ chức tại khách sạn Melia, Hà Nội ngày 9/11 vừa qua): "Tagore là một công dân toàn cầu", "những thông điệp của ông không chỉ áp dụng với người dân Ấn Độ mà còn mở rộng tới toàn thế giới".

Dân tộc Ấn Độ có câu ngạn ngữ rất hay: "Trước tình yêu, vua và dân như nhau". Tình yêu đã không phân chia ranh giới đẳng cấp thì tình yêu cũng xóa nhòa mọi tín ngưỡng và tôn giáo... Đến với tình yêu, ta thấy Tagore cũng "người trần" như tất cả các chàng trai khác trên thế gian. Ông khao khát được yêu, mong muốn tìm được người tri âm, thậm chí là người của một thế kỷ nào đó sau khi nhà thơ đã khuất.

Khi Tagore viết: "Anh không giấu em một điều gì/ Chính vì thế mà em không biết gì về anh cả" là ông rất sâu sắc nước đời, hiểu những điều tưởng chừng nghịch lý nhưng lại rất biện chứng của tình yêu. Và khi ông kể lại câu chuyện một cô gái đã kiên quyết gạt bỏ mọi lời tỏ tình, mọi cử chỉ âu yếm của một chàng trai, chỉ khi chàng bỏ đi thì mới giật mình thổn thức: "Ai đó, sao không trở lại?", điều ấy chứng tỏ ông rất am hiểu tâm lý người đang yêu, đặc biệt là của các thiếu nữ. Ở đây, chúng ta có thể tin lời Ilya Erenburg: "Thanh niên Ấn Độ khi yêu nhau thường đọc thơ tình của Tagore".

Thơ Tagore là vậy, còn trong đời thực, chuyện tình yêu của ông diễn ra như thế nào?

Tagore lập gia đình vào năm 24 tuổi. Vợ ông - bà Mrinalini Devi - khi ấy mới 10 tuổi, là con gái một người làm công trong trang trại của bố mẹ ông. Sau khi trở thành vợ Tagore, để bớt "giọng quê", Mrinalini được gia đình nhà chồng (vốn rất có thanh thế ở Calcutta) thuê người dạy nói tiếng Bangali. Không dừng ở đó, bà còn được gửi đến trường để học tiếng Anh, cũng như học các ngón nghề nữ công gia chánh và cách quản lý gia đình.

Mrinalini là mẹ của 5 đứa con. Bà được xem là người phụ nữ nhân hậu, luôn quan tâm đến những phận người thấp cổ bé họng. Bà rất thạo việc bếp núc, không chỉ với các món ăn truyền thống mà cả những món ăn ngoại quốc. Tagore cũng thường xuyên chia sẻ với vợ việc bếp núc, nhất là khi bà thử làm các món mà ông "đưa" từ nước ngoài về.

Mặc dù luôn yêu cầu người ăn kẻ ở phải chú ý tới y phục, nhất là phụ nữ thì phải biết ăn mặc đẹp, song trên thực tế, Mrinalini lại là người rất ít chăm chút cho cái hình thức bên ngoài của mình. Tagore từng có câu thơ "Em thế nào thì cứ thế mà đến/ Chớ có loay hoay sửa soạn áo quần". Mrinalini là một mẫu người như vậy chăng?
Thi hào Rabindranath Tagore.

Sự thực thì mặc dù luôn nhận được tình thương yêu của chồng, song Mrinalini không phải là nàng thơ của ông. Theo nội dung những lá thư mà Tagore gửi cho vợ hiện còn lưu lại thì chủ yếu ông chỉ hỏi han việc nhà, rằng thì tình hình các con ra sao, công việc điền trang thế nào, tiền nong đủ hay thiếu? Thường thì ông không hỏi trực tiếp về Mrinalini. Ông tỏ ra "nóng tính" khi vợ chậm hồi âm. Cũng có bức thư ông thể hiện nỗi nhớ nhung với vợ: "Ta nhớ em và tự bảo với mình rằng, liệu ta có thể rời bỏ cơ thể mình để về bên em" (viết ngày 29/8/1890, khi ấy Tagore 29 tuổi, còn Mrinalina đang ở độ tuổi trăng tròn). Tuy nhiên, những lá thư lời lẽ thăng hoa, cởi mở thế này rất hiếm hoi.

Mrinalini qua đời năm 1902. Mặc dù bấy giờ Tagore mới 41 tuổi, song từ đó cho đến kết đời, ông không lập gia đình thêm một lần nào. Không cưới vợ mới, song là nhà thơ, Tagore vẫn để cảm xúc yêu đương trỗi dậy với những lý lẽ tự nhiên của nó. Lần theo các bức thư, người ta có thể thấy rất nhiều tình cảm yêu thương sau này được Tagore dành cho người phụ nữ ngoại quốc Victoria Ocampo.

Victoria Ocampo là một nữ văn sĩ Argentina, người rất có học vấn (am tường tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha), đồng thời là người tích cực đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ. Năm 1924, trong hành trình đi thăm một số nước Nam Mỹ, Tagore bị ốm và phải dừng lại nghỉ dài ngày ở Argentina. Tại đây, ông bất ngờ được bà Victoria Ocampo, một phụ nữ 34 tuổi, đã bỏ chồng, là người rất ngưỡng mộ Tagore mời đến ở tại khu biệt thự Miralro, một biệt thự đẹp nhìn ra sông Plate. Để có tiền thuê chỗ nghỉ dưỡng cho Tagore, Ocampo đã phải bán đi chiếc mũ quý có nạm kim cương. Sau này, trong hồi ký của mình, Ocampo nhớ lại: "Tôi dẫn Tagore bước vào khu biệt thự và bằng linh cảm của mình, tôi tin rằng, những vẻ đẹp sông nước mà nhà thơ nhìn thấy mỗi sớm sớm, chiều chiều từ khu biệt thự này sẽ mãi mãi đi vào ký ức của ông".

Ocampo đã rất chu đáo trong việc tạo mọi điều kiện để Tagore nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, duy một điều bà không thực hiện nổi, ấy là ngăn trở được những con sóng tình yêu cứ ngày một cồn lên mạnh mẽ trong trái tim người đàn ông đã từ lâu góa vợ này.

Có một chuyện đáng nói là, mặc dù thường xuyên gặp nhau tại khu biệt thự, song mối quan hệ giữa Tagore và Ocampo đã có lúc bị "ngáng trở" bởi Elmhirst, thư ký riêng của Tagore trong chuyến đi này. Ocampo từng có lúc trách cứ Elmhirst là đã "giữ riệt" lấy ông chủ của mình. Còn bản thân Tagore, có lúc ông lại lầm hiểu rằng Elmhirst đã "phải lòng" Ocampo.

Tagore và Ocampo đã viết cho nhau nhiều thư. Một phần không nhỏ được thực hiện tại Argentina. Những bức thư này thể hiện một tâm lý vừa ngại ngùng vừa mong mỏi… của họ. Tuy nhiên, càng về sau, những lá thư càng thể hiện tình cảm rõ ràng hơn.

Đây là trích đoạn lá thư Ocampo viết cho Tagore trong đêm 20, rạng sáng 21/11/1924: "Ông có thể quên đi bầu trời Ấn Độ không, cả đến lúc ông không có cơ hội nhìn thấy nó thêm lần nào nữa?... Hãy để em uống cạn nỗi đau hộ ông. Em không còn gì để dâng hiến cả. Chỉ còn biết mong mỏi được làm chỗ nương tựa cho ông bằng cách chia sẻ nỗi đau với ông…".

Về phía Tagore, trong bức thư đầu tiên gửi tới Ocampo (viết ngày 14/11/1924), nhà thơ cao niên đã hé lộ đôi chút tình cảm của mình: "Thật khó để em tưởng tượng được sự cô đơn khủng khiếp tôi đang phải gánh chịu". Tuy nhiên, đến những lá thư sau này, nhà thơ đã không ngần ngại giãi bày, rằng ông đang phải chịu cái gánh nặng của "sự nổi tiếng bất ngờ" (ý chỉ việc ông được giải thưởng Nobel văn học, trở thành nhà văn châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng cao quý này), và nghịch lý là, trong khi "giá thị trường của tôi lên cao" thì "giá trị cá nhân của tôi bị lu mờ đi". Từ đó, ông nói cái hạnh phúc được sống lại những cảm xúc tươi nguyên của con người được "nhận món quà quý báu đến từ em", một món quà mà từ lâu ông vẫn hy vọng mình "xứng đáng được nhận". Tagore cũng cho biết, ông rất hạnh phúc vì thấy Ocampo "quý mến" ông vì "con người đích thực" của ông chứ không phải vì thứ "vinh quang phù phiếm" mà người ta quàng cho ông.

Từ đó cho tới khi Tagore về Ấn Độ, và mãi những năm tháng sau này, hai người vẫn tiếp tục viết thư cho nhau. Hai năm trước khi mất, trong bức thư gửi Ocampo, Tagore vẫn không quên nhắc lại những kỷ niệm đẹp của tháng ngày ông sống tại biệt thự Miralro: "Có lẽ em cần biết là, ký ức về những ngày đầy ánh nắng và sự săn sóc dịu dàng của em đã là nguồn cảm hứng cho một số bài thơ của tôi, và đó là những bài thơ hay nhất, với những vẻ đẹp thoáng qua mà tôi đã kịp nắm bắt được". 

Sau này, trong một tập thơ có tên gọi "Puravi" của Tagore, người ta bắt gặp dòng chữ đề tặng một người tên là Vijaya. Theo các nhà nghiên cứu thì Vijaya là một cái tên Ấn Độ mà nhà thơ dùng để gọi "nàng thơ" Victoria Ocampo của mình


Lưu Thanh Minh

Tập đoàn Vingroup sẽ tham gia ngành giáo dục với thương hiệu Vinschool. Trường trang bị những tố chất cần thiết giúp học sinh trở thành "công dân toàn cầu" nhưng vẫn duy trì được bản sắc và tâm hồn Việt Nam.
 Trường hoạt động theo mô hình liên cấp từ mầm non đến phổ thông trung học. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh ngay từ những năm đầu đời, góp phần tạo thế hệ công dân tương lai đủ đức, tài, thể chất và kỹ năng sống, Vinschool chắt lọc, kết hợp thành tựu nền giáo dục trong nước và quốc tế.
Bên cạnh việc hội tụ một đội ngũ giáo viên và nhà quản lý giáo dục giỏi; hệ thống trường học còn được Vingroup đầu tư xây dựng và phát triển trong các khu đô thị tiêu chuẩn, trước mắt là thủ đô Hà Nội. Toàn bộ các trường trong hệ thống đều có lợi thế về hạ tầng với không gian thoáng mát, nhiều cây xanh. Hệ thống y tế chất lượng cao, học sinh được rèn luyện thể chất và giải trí ngay trong khuôn viên các khu đô thị của tập đoàn.
Vinschool không chỉ duy trì mô hình lớp học tiêu chuẩn với sĩ số thấp để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất, mà còn được trang bị hệ thống phòng chức năng hiện đại, đảm bảo sự phát triển toàn diện và năng động của trẻ như: thư viện, phòng nhạc, phòng mỹ thuật, phòng học ngoại ngữ hay phòng thể chất đa năng, sân thể thao, bể bơi… Vấn đề tâm lý và y tế học đường cũng được Vinschool quan tâm. Nhà trường có đội ngũ chuyên gia tâm lý học đường thường trực nhằm đem lại sự trợ giúp, tư vấn ý nghĩa, kịp thời cho học sinh và phụ huynh. Ngoài ra, toàn bộ công tác y tế học đường tại Vinschool cũng sẽ được đảm bảo bởi Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec (thuộc tập đoàn Vingroup).
Khởi đầu cho chuỗi Vinschool tại các khu đô thị của Vingroup trên toàn quốc, tháng 8 tới, tập đoàn này sẽ khai giảng 2 trường mầm non Vinschool đầu tiên tại khu đô thị Times City (458 Minh Khai) và Vincom Village (Sài Đồng, Long Biên). Các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ được xây dựng với lộ trình tiếp theo trong các năm 2014 - 2015. Theo đó, Vinschool sẽ tuyển sinh các cấp mầm non: từ niên khoá 2013 - 2014; cấp I và II từ 2014 - 2015 và Cấp III từ năm học 2015-2016.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết: "Bên cạnh những dòng thương hiệu chiến lược phục vụ mục đích phát triển kinh tế, tập đoàn đã và đang triển khai những dòng thương hiệu mang tính an sinh xã hội như y tế - giáo dục. Điều này còn nhằm hoàn thiện, khép kín hệ thống tiện ích của các dự án, đem lại cho cư dân một không gian sống tốt hơn".
Theo ông Hiệp, với dòng thương hiệu Vinschool, Vingroup không đặt ra mục tiêu lợi nhuận nên tập đoàn đã xây dựng mức học phí hợp lý, phù hợp với điều kiện chi phí của người dân, đồng thời tạo dựng thêm nhiều chương trình phúc lợi giáo dục như Quỹ học bổng tài năng Vingroup với nguồn kinh phí lớn; các câu lạc bộ văn - thể - trí sinh động; hoạt động đào tạo kỹ năng sống như trại hè thường niên, thanh thiếu niên tình nguyện…
Vinschool là dòng thương hiệu thứ 5 của Vingroup (sau Vincom, Vinpearl, Vinmec, Vincharm) và là dòng thương hiệu thứ 2 được phát triển vì mục tiêu hướng tới cộng đồng của tập đoàn này.
Vnexpress



Chương trình “Em là công dân toàn cầu” bao gồm ba phần:

Thứ nhất, là các môn học chính khóa được giảng dạy bằng tiếng Anh bởi các giảng viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam trợ giảng, bao gồm các môn học lựa chọn của chương trình tiểu học Vương Quốc Anh: ICT (Tin học), Assembly (Khoa giáo), Health for life (Tìm hiểu cơ thể và đời sống sức khỏe), Geography (Địa lý).

Thứ hai, là các môn thực đia về tìm hiểu Giao thông, Môi trường, Nông dân tập sự, Học viên sỹ quan trẻ tuổi, Trung tâm Khoa-Toán học…

Thứ ba, là các buổi dã ngoại, tìm hiểu văn hóa lịch sử, vui chơi với thiên nhiên.

Các buổi thực địa và/hoặc dã ngoại sẽ được tổ chức mỗi tháng một lần, vào chiều thứ 6.

Công dân toàn cầu: Lý tưởng lớn của giáo dục hiện đại


Trong những năm gần đây, khái niệm "công dân toàn cầu" được nhắc đến thường xuyên hơn dù không phải ai cũng hiểu. Đời sống hiện đại đã phá vỡ nhiều giới hạn vốn từng được coi là không thể vượt qua. Đời sống kinh tế toàn cầu, sự giao lưu văn hoá toàn cầu, những giá trị cơ bản được phổ cập toàn cầu khiến cho các xã hội hiện đại không thể không sinh ra những công dân toàn cầu! Trong "cộng đồng toàn cầu" đó, mỗi hành động của cá nhân không chỉ mang lại lợi ích (hoặc ngược lại là hậu quả) cho cá nhân anh ta mà đồng thời còn mang lại lợi ích cho đất nước và cho toàn thế giới! Sự liên kết ấy là một đòi hỏi bắt buộc trong đời sống thế giới hiện đại. Vậy các nền giáo dục, đặc biệt là nền giáo dục Việt Nam hiện đại sẽ phải làm gì để cho xã hội ngày càng có nhiều "công dân toàn cầu""?

Tại sao có rất nhiều thanh niên các nước phát triển giàu có được đào tạo cẩn thận lại sang các nước đang phát triển để làm những công việc từ thiện đầy vất vả nhưng không mang lại tiền bạc cho họ? Tại sao có những người bỏ công sức riêng mình để làm những việc “không đâu” kiểu như cứu sống những chú cá voi ngoài biển dạt vào bờ ? Và tại sao, chỉ quen biết nhau qua mạng và chưa từng gặp mặt mà các bạn trẻ lại có thể tổ chức được những hoạt động xã hội có ảnh hưởng rộng rãi?

Tất cả họ gặp nhau ở cùng một điểm: lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm với xã hội, không chỉ với xã hội nơi họ cư trú mà với cả những xã hội, những con người ở những chân trời xa lạ mà họ chưa từng quen biết. Trước nay, chúng ta thường chỉ nghe được những câu hoa mỹ: “Tôi muốn góp phần làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn” từ những người đẹp tại các cuộc thi hoa hậu, sắc đẹp. Nhưng có biết bao người đã lặng lẽ chỉ làm mà không ồn ã thông báo về điều đó. Họ chính là những “công dân toàn cầu”, một từ rất thịnh hành trong thế giới “toàn cầu hóa” ngày nay.

Không phải đến giờ mới có khái niệm “công dân toàn cầu”. Một trong những tuyên ngôn đầu tiên về khái niệm “công dân toàn cầu” thường được các học giả nhắc đến xuất phát từ nhà triết học cổ Hy Lạp Diogenes. Khi được hỏi ông từ đâu đến, ông đã trả lời: “Tôi là công dân của thế giới”. Hàng loạt các học giả khác đã bàn về vấn đề này như nhà cách mạng người Anh nhưng sống tại Mỹ vào thế kỷ 18, Thomas Paine. Ông đã viết rằng: “Đất nước của tôi là thế giới. Đồng bào của tôi là nhân loại”. Albert Einstein cũng nhấn mạnh tới ý thức của công dân về các vấn đề toàn cầu khi viết: “Chủ nghĩa vùng miền là một căn bệnh ấu trĩ. Nó là bệnh sởi của nhân loại”. Những người lỗi lạc này muốn nói tới sự rộng mở, một tầm nhìn xa trông rộng cho một thế giới đại đồng, nơi biên giới giữa các quốc gia được xóa mờ dần. Điều đó đang đúng với thế giới ngày nay, cái thế giới mà Thomas Friedman gọi là “Thế giới phẳng”.

Chỉ ngồi một nơi mà bạn có thể kết nối với toàn thế giới. Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, tri thức bây giờ không còn là tri thức của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia mà là của toàn nhân loại. Một người ngồi ở Ấn Độ có thể là nhân viên làm việc trực tiếp với một công ty ở tận Mỹ. Chính vì thế giới nhỏ lại, cơ hội được chia bình đẳng hơn cho mọi người nên buộc những công dân sống trên trái đất này phải hình thành ý thức mình là “công dân toàn cầu”. Song liệu khi bạn sở hữu một chiếc máy laptop đời mới với đường truyền internet tốc độ cao nhất, một chiếc máy điện thoại có thể update thông tin cho bạn từng phút từng giây, hay vốn tiếng Anh lưu loát giúp bạn giao tiếp dễ dàng với những người bạn ở khắp nơi trên thế giới, bạn đã phải là một “công dân toàn cầu” chưa?

Câu trả lời là chưa. Đó là những yếu tố quan trọng đưa bạn hòa nhập vào thế giới, ghi dấu ấn tiếng nói của mình cộng đồng quốc tế, là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Nếu bạn tự hào vỗ ngực mình nói rằng: “Tôi là công dân Việt Nam” thì điều đó không đơn thuần là bạn sở hữu quốc tịch Việt Nam mà bạn phải biết bạn đã làm gì cho đất nước mình, bạn đã đóng góp gì vào sự phát triển của đất nước nơi nuôi dưỡng bạn, cho bạn một nền tảng văn hóa và tri thức để bạn bước vào đời. 

Cũng như vậy với khái niệm toàn cầu. Không phải bạn đã từng đặt chân đến nhiều nước trên thế giới, hay bạn nói được nhiều thứ tiếng, có nhiều bạn bè nước ngoài thì có nghĩa rằng bạn là “công dân toàn cầu”. Chỉ nên nói điều đó khi bạn biết rằng những việc bạn đã và đang làm là một hạt cát xây nên lâu đài thịnh vượng chung của trái đất. Một cụ già lụi cụi trồng rừng ở một tỉnh miền núi nào đó, tuy không biết một chữ tiếng Anh nào hay cũng chẳng hiểu internet là gì nhưng cụ lại đang góp phần bảo vệ môi trường cho Việt Nam và đương nhiên là cho cả thế giới này nữa. Cụ xứng đáng được gọi là “công dân toàn cầu”.

Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam cảm thấy mình là “thanh niên thời đại” khi có blog để chia sẻ với bạn bè, biết sử dụng web để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu… Nhưng bao nhiêu phần trăm các bạn trẻ thời nay nghĩ rằng mình cần phải là một “công dân toàn cầu” trong một thế giới đã toàn cầu hóa. Bạn đang hưởng quyền lợi toàn cầu từ việc thu thập tri thức, thông tin qua công nghệ tiên tiến, vậy trách nhiệm với thế giới này của bạn ở đâu? Ý thức và thực điều này không chỉ giúp các bạn trở thành một công dân có trách nhiệm, có lý tưởng mà nó cũng giúp hoàn thiện chính bản thân các bạn để mỗi người đều có tình yêu thương với những người xa lạ, tinh thần trách nhiệm đối với những vấn đề chung. Đó chính là tính nhân văn cao đẹp nhất mà khái niệm “công dân toàn cầu” mang lại. 


Tổ chức Oxfam cho rằng để trở thành những công dân toàn cầu, các bạn trẻ cần được trang bị các kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị mà họ cần để đảm bảo hạnh cho bản thân, cho mọi người và đóng góp tích cực cho đất nước cũng như thế giới. Các kỹ năng này bao gồm khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng, kỹ năng tư duy phản biện, giao tiếp, hợp tác và giải quyết khủng hoảng. Ngoài ra cũng cần đào tạo cho lớp trẻ khả năng trình bày quan điểm của mình cũng như biết lắng nghe ý kiến của người. 

Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam khi được phỏng vấn đã cho rằng để trở thành “công dân toàn câu” cần phải có khả năng thích ứng, tôn trọng sự khác biệt và đa dạng, có khả năng hiểu và kết nối với những xu hướng thay đổi trên thế giới, nhất là khả năng thích ứng, và sự rộng mở. Những nhân tố này sẽ kích thích óc sáng tạo, tìm tòi cái mới trong một thế giới bao la nhưng vẫn biết gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc mình

Những học sinh, sinh viên Việt Nam đang còn ngồi ghế nhà trường đã được trang bị những điều này chưa? Với một nền giáo dục còn quá nhiều bất cập như ở Việt Nam hiện nay, phải thừa nhận rằng điều này còn chưa được quan tâm đúng mức. Song sự thật là lâu nay chúng ta vẫn hô hào về hội nhập, về bước ra “biển lớn”, vậy nên những công dân của chúng ta, những người chủ tương lai của đất nước cũng cần phải được chuẩn bị, hướng dẫn những kỹ năng, ý thức cần thiết để làm chủ được vận mệnh của mình. Sự thật khác nữa là trong cuộc chơi toàn cầu hiện nay, chúng ta phần nhiều vẫn đóng vai bị động, đi sau. Nhưng nếu những công dân trẻ của chúng ta thực sự là những “công dân toàn cầu” thì điều này sẽ thay đổi. 

Những công dân tương lai sẽ không chỉ chèo lái con tàu đất nước mà sẽ tham gia lái cả đoàn tàu thế giới. Khi đó, mục tiêu và lẽ sống của mỗi người sẽ không chỉ còn là làm giầu, làm lợi cho bản thân mình và đất nước mình, mà cả thế giới sẽ đoàn kết vì một mục tiêu chung: “Làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn”. 

Bảo Bình (Vietimes)


Nguồn: Công dân Toàn cầu - Vietimes

Giới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp? Đó là những vấn đề đã được các chính trị gia, nhà quản lý, doanh nhân, giảng viên ĐH chia sẻ với các bạn SV tại diễn đàn “Hội nhập và sự nghiệp của người trẻ tuổi” diễn ra vào tối 11/5 tại Hà Nội.

Quyền kinh doanh quốc tế và trách nhiệm giữ thương hiệu Việt

Mở đầu buổi toạ đàm, TS Nguyễn Sỹ Dũng (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) chia sẻ về cơ hội của giới trẻ VN khi hội nhập quốc tế: “Cơ hội lớn nhất chính là khả năng tiếp cận với các nguồn lực trên thế giới.”

TS Dũng nhấn mạnh rằng, chúng ta có cơ hội rất lớn để tiếp xúc với các loại tri thức, từ tri thức khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, khoa học kinh doanh. Đặc biệt, ông nhấn mạnh những loại tri thức mà nhiều người trẻ tuổi còn rất mơ hồ, thậm chí chưa từng nghĩ đến. Đó là tri thức của việc quản lý tri thức, tri thức của việc biến tri thức thành tư bản, thành vốn, thành tài sản mang lại sự giàu có, thịnh vượng.

Cũng theo ông Dũng thì đi du học nước ngoài chính là một cách để người Việt trẻ tự biến mình thành công dân toàn cầu. Khi thế giới là ngôi nhà chung, các bạn trẻ càng có nhiều cơ hội việc làm, cơ hội hiểu biết thế giới và cơ hội tận hưởng những thành tựu chung của thế giới.

Đồng tình với ý kiến của TS Nguyễn Sỹ Dũng, TS Đặng Kim Sơn (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn) chia sẻ quan điểm trong thời kỳ hội nhập, cơ hội và thách thức là 50-50. 

“Các bạn trẻ có thể thưởng thức thành tựu văn hoá, thể thao, tham gia nghiên cứu khoa học của thế giới. Mặt khác, chúng ta cũng có thể đóng góp lao động trí óc, chất xám vào thị trường trong nước và quốc tế.”

Trả lời câu hỏi của bạn Kim Thoa (SV ĐH Bách khoa Hà Nội) về những quyền mà hội nhập quốc tế mang lại cho giới trẻ Việt, TS Nguyễn Sỹ Dũng khẳng định trước hết đó là quyền được tự do lựa chọn, tự do tiếp cận.

TS Dũng nhấn mạnh hai khía cạnh. Thứ nhất, để thực hiện được quyền của mình thì những người trẻ phải có năng lực. Nếu quyền được tự do kinh doanh trên thị trường thế giới mở ra thì chúng ta phải có năng lực kinh doanh trên thị trường lớn đó. Quyền mở ra, cơ hội mở ra nhưng cơ hội có thành hiện thực hay không lại phụ thuộc nhiều vào năng lực của mỗi người và trình độ.

Vì thế, ông khuyên các bạn trẻ phải học để nắm được quy luật, làm giàu tri thức và biết cách tổ chức công việc hay tổ chức kinh doanh. 

Thứ hai là quyền luôn luôn đi với trách nhiệm. Những người trẻ có quyền tiếp cận với thị trường thế giới thì đồng thời phải có trách nhiệm cung ứng những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thế giới, những sản phẩm không làm mất thương hiệu VN. Đó là trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng.

Hoàng Mai Tuyết (SV năm cuối ĐH Khoa học xã hội và nhân văn) lại đặt ra mối trăn trở về cơ hội mở ra với thanh niên nông thôn thời hội nhập.

TS Đặng Kim Sơn khẳng định thanh niên nông thôn gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc tiếp cận những cơ hội do hội nhập đem lại. Tuy nhiên, ông Sơn cũng kể một câu chuyện về cậu bé nghèo ở ngôi làng nhỏ của Hàn Quốc cách đây 40 năm. Bằng nghị lực và quyết tâm, cậu bé đó đã vượt qua khó khăn, tốt nghiệp ĐH và viết thư cho nhà vua Đan Mạch xin học bổng. 

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Chính sách phát triển nông thôn, được giữ lại làm giảng viên tại Đan Mạch nhưng chàng thanh niên đó quyết định quay về quê hương và sau đó trở thành cố vấn của tổng thống Hàn Quốc. Chỉ sau vài năm, ông đã giúp nông thôn Hàn Quốc có những bước phát triển thần kỳ.

Tuy khó khăn nhưng thanh niên nông thôn vẫn có cơ hội để tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế. Ông Sơn bày tỏ tin tưởng rằng ở VN hiện nay cũng có nhiều bạn trẻ nông thôn giàu nghị lực như cậu bé Hàn Quốc cách đây 40 năm.

SVVN: Thiếu kỷ luật cả trên giảng đường và ngoài phố

“Có năng lực tư duy toàn cầu, chấp nhận thách thức, cạnh tranh, không ỷ lại vào “cọ xoè ô che nắng” trên con đường sự nghiệp.” Đó là lời khuyên đầu tiên mà bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế giàu kinh nghiệm, dành cho giới trẻ Việt trong tiến trình hội nhập.

Cứ 5 năm là khối lượng kiến thức thế giới tăng gấp đôi. Vì thế người trẻ phải có năng lực nắm bắt và học hỏi từ thế giới. Song song với năng lực là quyết tâm theo đuổi thành công.

Cũng theo bà Phạm Chi Lan thì điều đáng quý nhất của giới trẻ Việt là sự năng động, khôn khéo và khả năng thích ứng tốt với những chuyển động nhanh của đất nước và thế giới.

Nhưng nhược điểm của những người Việt trẻ là kỹ năng lao động và kinh doanh chưa có độ sâu, cái gì cũng thích học nhưng lại không tập trung vào một lĩnh vực nào. Trong khi đó các bạn trẻ nước ngoài khi đã tham gia vào lĩnh vực nào thì nắm rất vững kiến thức về nó. Chính điều đó tạo nên sự tự tin khả năng giải quyết vấn đề độc lập của họ.

Một nguyên nhân khác dẫn đến việc các bạn trẻ VN không có được kỹ năng chuyên sâu là do thiếu kiên trì, “nhảy cóc” liên tục từ công ty này sang công ty khác chỉ vì một chút lợi trước mắt.

Cũng nói về nhược điểm của SV VN, ông Dennis Bisonnette (giảng viên người Canada của khoa Du lịch, Viện ĐH Mở Hà Nội) không ngần ngại nhận xét rằng: “Đó là sự thiếu kỷ luật cả trên giảng đường lẫn ngoài đường phố.” 

Nhưng ông Dennis cũng rất tin tưởng vào sự thành công của những người Việt trẻ bởi “các bạn tràn đầy nghị lực và luôn chịu khó làm việc”.

Trả lời câu hỏi của một SV thuộc CLB Chứng khoán Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội về bí quyết thành công, ông Trần Bá Dương, Tổng giám đốc Công ty ô tô Trường Hải bày tỏ quan điểm: “Trong kinh doanh, thành công và thất bại luôn đan xen.”

Ông Dương khuyên các bạn trẻ một mặt phải có chí tiến thủ, mạnh dạn, tự tin phát triển kinh doanh. Nhưng mặt khác phải thận trọng, rà soát từng bước đi để tránh sai lầm, hạn chế thất bại.

“Nếu thấy nguy cơ thất bại, phải chấn chỉnh ngay để nếu có vấp ngã cũng không ngã quá mạnh và vẫn có thể đứng dậy được.”


Theo Vietnamnet

- Trong thời hội nhập, ông nghĩ rằng thanh niên nông thôn có nhiều cơ hội trở thành công dân toàn cầu không?
Điều này phụ thuộc vào nền giáo dục mà thanh niên nông thôn được tiếp cận. Nếu được tiếp cận giáo dục bình đẳng thì cơ hội của thanh niên nông thôn nhiều hơn.
Bản thân người thanh niên phải đeo bám học tập thật đến cùng. Cố gắng đến mức cùng cực để theo đuổi việc học tập. Có thể đi làm thêm, vay tiền để được đi học. Nếu dừng học là cơ hội sẽ đóng lại.
Nhà nước nên có một quỹ nhiều hơn để cho thanh niên nông thôn vay. Cho vay thì tốt hơn cho không vì cho vay sẽ có động lực học tốt để làm được việc có tiền trả.
Thứ hai là cần học suốt đời. Không phải ra khỏi trường ĐH không học nữa. Bill Gates chỉ học ĐH có 2 năm nhưng sau đó tiếp tục học trong quá trình làm việc.
Còn người thanh niên nông thôn dù nuôi tôm thì cũng phải học tiếp nghề nuôi tôm. Học kiến thức qua sách vở, qua những người đi trước, qua kinh nghiệm của chính mình. Không chỉ học mỗi nuôi tôm mà học cách bán tôm, thị trường tôm chuyển động thế nào. Phải học liên tục. Chấm dứt việc học lúc nào thì khả năng thành đạt chấm dứt lúc đó.
Cũng nên nhớ rằng, ở thành phố có nhiều cơ hội hơn chỉ khi anh có kỹ năng và kiến thức cao hơn, nếu không anh chỉ được làm những việc thấp kém.
- Nhưng quá trình phấn đấu trở thành một công dân toàn cầu của họ sẽ khó khăn hơn nhiều so với thanh niên ở thành phố?
Khó khăn hơn nhiều nhưng không phải cái đích bắt buộc phải hướng tới.
Người thanh niên chỉ cần trở thành một người sống tự do, làm chủ được cuộc đời của mình, có điều kiện phát triển tiềm năng và ước mơ của mình. Nếu công dân toàn cầu giúp làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của mình thì sẽ là bước phấn đấu tiếp theo.

Tôi nghĩ là bạn nên chọn cho con một trường tiểu học quốc tế. Nếu là trường Việt Nam thì cần chọn trường chú trọng đến tiếng Anh và có phương pháp dạy tốt. Để tránh lãng phí vốn từ tiếng Anh cháu đã tích lũy được, bạn nên cho con tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh ngoại khóa có người bản xứ dạy theo phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Ở đấy có những hoạt động nhóm phù hợp với hứng thú, sở thích, trải nghiệm của các bé cũng như có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh và giữa các học sinh với nhau. Sự tương tác này sẽ khác với sự tương tác của các cháu ở trường tiểu học.

Vào thời điểm này, các bậc phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 thật sự bối rối trước các loại hình trường tiểu học khác nhau.

Việc xác định chính xác những gì bạn cần ở một trường tiểu học thật không hề đơn giản. Trong tâm trí mình, bạn có thể vẽ lên bức tranh một ngôi trường lý tưởng đầy màu sắc, tuy nhiên bạn cần quan tâm đến nhu cầu của con mình, những mục tiêu của gia đình và các yếu tố thực tế khác nữa. 
Sau đây là một vài hướng dẫn để bạn chuẩn bị quyết định chọn trường cho con : 
Bước 1: Xác định các tiêu chí chọn trường : 
1. Nhu cầu của con bạn :
- Bé cần có một đời sống học tập vui tươi và phong phú ?
- Bé phù hợp với lớp đông học sinh hay ít học sinh ?
- Bé cần được chăm sóc kỹ hơn hay có thể tự chăm sóc bản thân ?
- Bé có chịu được áp lực học nhiều chương trình, nhiều nơi (đi học thêm văn hoá và năng khiếu ngoài giờ học…) ?
- Bé có muốn học cùng trường với anh/chị/em của mình không ? 
2. Các mục tiêu của gia đình :
- Bạn muốn con mình được phát triển toàn diện hay thành tích học tập là quan trọng hơn ?
- Bạn muốn con học chương trình giáo dục theo cách truyền thống hay một môi trường năng động và sáng tạo hơn ?
- Bạn muốn có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường và được đóng góp các ý kiến cho nhà trường ?
- Bạn có sẵn sàng hợp tác với nhà trường trong quá trình giáo dục hay muốn giao hết cho nhà trường ? (cần lưu ý rằng sự tham gia của phụ huynh trong quá trình giáo dục là vô cùng quan trọng, nếu bạn đang có suy nghĩ sẽ giao hết cho trường thì nên thay đổi nhé). 
3. Các yếu tố thực tế :
- Bạn có muốn con học gần nhà ?
- Bạn có nhiều thời gian và chấp nhận rủi ro cho việc đưa đón bé đi học, học thêm, sinh hoạt ngoài giờ… ?
- Bạn muốn con có chương trình học tập phong phú cả về nghệ thuật, thể thao, ngoại khóa, phát triển toàn diện các kỹ năng… tại trường ?
- Bạn có chuẩn bị đủ ngân sách gia đình để con học hết chương trình phổ thông ?
 
Bước 2: Tìm hiểu các trường và so sánh các tiêu chí : 
Hện nay thông tin về các trường rất nhiều. Bạn cần tỉnh táo so sánh các thông tin này với tiêu chí lựa chọn của gia đình. Một nguồn đáng tin cậy chính là các phụ huynh đang cho con theo học tại trường bạn muốn tìm hiểu. Khi đã có đủ thông tin, bạn hãy cân nhắc con mình có phù hợp với tiêu chí tuyển sinh của trường không và lên kế hoạch tham quan trực tiếp. Nên để con bạn cùng đến thăm trường và cho bé cùng quyết định chọn trường. 
Bước 3: Tham quan trường
A. Chương trình giáo dục :
- Trường có mục tiêu giáo dục cụ thể và chương trình giáo dục có đạt được các mục tiêu đề ra không ?
- Thời khóa biểu có được sắp xếp khoa học không ? Có cân bằng giữa các hoạt động giáo dục không ?
- Số tiết học các môn có đảm bảo để con bạn không phải đi học thêm không ?
- Các chương trình thể thao, ngoại khóa được tổ chức thế nào ? Phụ huynh có phải đóng thêm phí không ?
- Có các lớp năng khiếu mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ …không ? Phụ huynh có phải đóng thêm học phí không ?
- Trường có các câu lạc bộ, các sinh hoạt cộng đồng, các cuộc thi tài không ? 
B. Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh :
- Ban giám hiệu có sẵn sàng gặp phụ huynh không ?
- Nếu là trường song ngữ, Ban giám hiệu có sử dụng được ngôn ngữ thứ 2 không ?
- Bạn có được trao đổi với Ban giám hiệu về quan điểm giáo dục của nhà trường và gia đình bạn không ?
- Bạn có thống nhất với quan điểm giáo dục của nhà trường không ?
- Trường có nhiều cơ sở không ? Ban giám hiệu quản lý các cơ sở như thế nào ?
- Hãy quan sát :
  • Các lớp học có vui tươi năng động không ?
  • Các thầy cô có nhiệt tình và thân thiện với học sinh không ?
  • Lớp các giáo viên nước ngoài (nếu có) có cần phải trợ giảng không ?
  • Trường có chọn lọc học sinh không ?
  • Phong cách học sinh có phù hợp với mong muốn của gia đình bạn không ? 
C. Cơ sở vật chất :
- Môi trường có an toàn, vệ sinh và có kiểm soát không ?
- Diện tích sử dụng của trường tính cho mỗi học sinh là bao nhiêu ?
- Thiết kế xây dựng, ánh sáng, âm thanh, màu sắc có phù hợp không ?
- Trường có đủ các phòng chức năng (thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thể dục thể thao...)  với trang thiết bị hiện đại và phù hợp không ?
- Thư viện trường có nguồn sách và tài liệu phong phú không ? Thư viện có phải là nơi học sinh yêu thích không ? (thói quen đọc sách có được duy trì không?)
- Trường có bếp ăn không ? Thức ăn có ngon, nóng và an toàn không ?
- Phòng vệ sinh có sạch và khô không ? Có vệ sinh thường xuyên không ? Có lạm dụng hóa chất tẩy rửa không ?
- Địa điểm này trường thuê hay xây dựng để hoạt động lâu dài ? Sắp tới trường có chuyển đi đâu không ? 
Khi đã quyết định chọn trường, bạn hãy đồng hành cùng nhà trường trong quá trình phát triển con mình, hãy luôn chủ động đóng góp ý kiến xây dựng trường và phối hợp cùng giáo viên khi cần thiết. Nếu được như vậy chắc chắn con bạn sẽ có một môi trường học tập hạnh phúc để phát triển toàn diện. 
Sưu tầm

Cho con học trường quốc tế các phụ huynh phải bỏ ra một khoản ngân sách rất đáng kể, nhưng mô hình học tập này vẫn thu hút ngày càng nhiều phụ huynh gửi gắm con em mình vào đó, vì họ tin rằng đây là một khoản đầu tư rất xứng đáng cho tương lai con em mình.Điểm cộng khi con học trường quốc tếTheo chân bé Thiên Long đến trường mầm non quốc tế Maple Bear tham quan cơ sở vật chất trường học mới biết lý do nhiều phụ huynh có điều kiện lại chọn trường quốc tế này cho con học tập.

Lớp học của bé rất sạch sẽ, cơ sở vật chất tốt, thiết kế phù hợp cho trẻ lứa tuổi mầm non: lớp học màu sắc, vui nhộn; sàn được lót gỗ để cách nhiệt tốt cho trẻ; tường được bao quanh bởi lớp xốp hạn chế va đập khi trẻ chạy nhảy; hệ thống điều hòa không khí giữ nhiệt độ phòng ổn định… Ngoài ra, tất cả các phòng học tại Maple Bear đều được trang bị theo tiêu chuẩn chương trình mầm non Canada, bao gồm: bảng cảm ứng thông minh Smart Board, desktop nối mạng cáp quang tốc độ cao, hệ thống âm thanh, micro… cho phép các giáo viên tổ chức buổi học sinh động và mang tính tương tác cao. Sỉ số mỗi lớp từ 12 – 15 bé với 01 giáo viên bản ngữ giảng dạy và 02 trợ giảng người Việt Nam chăm sóc bé nên gia đình rất an tâm, tin tưởng.
Tiểu học quốc tế

Bên cạnh đó, phụ huynh còn rất hài lòng với bữa ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con mình hàng ngày. Gặp chị Thúy Hằng – mẹ của bé Thiên Long hài lòng cho biết: “Tại Maple Bear – nơi con tôi theo học ký hợp đồng với nhà hàng nổi tiếng Black Cat của Mỹ tại Việt Nam. Ông chủ nhà hàng này là chuyên gia dinh dưỡng, trực tiếp thiết kế thực đơn cung cấp bữa ăn cho các bé. Với thực đơn mới thay đổi hàng tuần, con tôi ăn uống rất ngon miệng và có đủ năng lượng để học tập và vui chơi”.

trường quốc tế

Maple Bear Việt Nam - lớp học không bàn, giờ học không bài tập
Những bố mẹ trẻ người nước ngoài hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam, có con học tại Maple Bear cho biết: “Chúng tôi lo lắng cho những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non nhưng không có thời gian để chơi đùa, trò chuyện cùng với mọi người trong gia đình mỗi tối, mỗi cuối tuần vì khối lượng bài tập hàng ngày và các lớp học thêm liên tục. Đừng đánh cắp tuổi thơ của bọn trẻ”. Theo đúng tư tưởng giáo dục của các nước tiên tiến, tại các lớp học của Maple Bear, thầy cô và các bé vui chơi và hoạt động liên tục nhưng theo một mục đích rất rõ ràng: bé học cách khám phá và hiểu sâu sắc các bài học từ những hoạt động bé đang trải nghiệm. “Sao chúng ta phải luôn bắt trẻ con hiếu động phải luôn ngồi bó buộc với cái bàn phía trước? Sao bọn trẻ đã có một ngày ở trường và vẫn cần mang bài tập về nhà? Mọi người hãy tin rằng, vui chơi là hoạt động học tập nghiêm túc của trẻ con”- cô Jeanie lớp Polar Bear nói chuyện với các phụ huynh về việc học của bé ở lớp.

trường tiểu học quốc tế tại tphcm

Phụ huynh học sinh kỳ vọng rất nhiều vào những lợi thế nổi trội của trường quốc tế so với các trường dân lập, công lập. Ngoài những ưu điểm về trình độ ngoại ngữ mà phụ huynh thường nhắc tới thì khi học ở trường quốc tế, một vấn đề quan trọng hơn là các bé học được cách suy nghĩ độc lập, phát triển tư duy logic, khả năng hòa nhập cộng đồng và kỹ năng sống cho bé ngay từ lứa tuổi mầm non. Đây là điều phụ huynh mong đợi khi tìm hiểu và chọn trường quốc tế cho con theo học.

Thông tin cho bạn

Hiện nay Maple Bear Hồ Chí Minh đang có chương trình “Tuần học tỏa sáng của những ngôi sao nhỏ” trị giá 4.000.000 đồng dành cho các bé trong độ tuổi mầm non. Phụ huynh có thể đăng ký miễn phí cho bé ở bộ phận Tư vấn tuyển sinh ở các cơ sở Maple Bear tại TP.HCM

tieu hoc quoc te
Hãy liên lạc ngay với Bộ phận Tư vấn của I-CLC tại:
Trung tâm Anh ngữ I-CLC
Lầu 5, tòa nhà M-H, 728-730 Võ Văn Kiệt, Quận 5
Tel: 08.39225.990
Email: info@i-clc.edu.vn
Web: www.i-clc.edu.vn

My Blog List

Another Templates

Followers

Được tạo bởi Blogger.
can ho vinhomes tan cang